Uống nước sả gừng chanh mỗi ngày có tốt không? Cần chú ý những gì?

Gừng có thể giúp chữa cảm lạnh, sốt và khó thở. Để chống lại virus hợp bào hô hấp, dùng với nước ấm để tăng tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài.
Sả đã được sử dụng để điều trị nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy và cúm. Theo Đông y, sả có vị cay tính ấm, có tác dụng hạ khí, trừ đờm, được dùng để chữa cảm mạo, sốt, đầy hơi.
Theo các nhà nghiên cứu, chanh chứa rất nhiều vitamin C, rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Giúp tránh cảm cúm, giảm stress hiệu quả. Chanh có hàm lượng kali cao, giúp ngăn ngừa huyết áp cao, hoạt động như một chất chống oxy hóa và giải độc cơ thể.

Vì vậy, những ảnh hưởng sức khỏe của việc kết hợp ba thành phần này là gì?
Cải thiện lưu thông máu: Sả có khả năng cải thiện lưu thông máu. Người bị huyết áp thấp có thể uống một ly nước sả gừng để giúp ổn định huyết áp.
Nước gừng sả có ít calo và do đó hỗ trợ giảm cân. Mặt khác, chanh có thành phần rất có lợi cho việc giảm cân. Tuy nhiên, lượng chanh phải được điều chỉnh cẩn thận để không gây khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Uống nước sả gừng trước bữa ăn 30 phút có tác dụng tiêu hao calo và đốt cháy mỡ bụng hiệu quả.
– Giúp thanh lọc cơ thể: Sả đào thải axit uric và giải độc gan, hệ tiêu hóa, tụy, thận, bàng quang…
– Làm đẹp da: Nước chanh sả gừng còn được biết đến với công dụng làm đẹp da. Giảm mụn trứng cá và săn chắc cơ bắp và các mô trong cơ thể. Uống nước chanh gừng sả thường xuyên sẽ giúp bạn có được làn da mịn màng, sạch mụn.
Uống nước sả gừng chanh với liều lượng như thế nào là tốt cho cơ thể?

Tùy theo thể trạng và người uống có các bệnh liên quan mà có liều lượng phù hợp!
Người lớn nên uống 1 cốc nhỏ nước sả gừng mỗi ngày. Nó có thể được sử dụng hàng ngày, nhưng tốt nhất là vào buổi sáng. Theo y học cổ truyền, dùng gừng vào buổi sáng có lợi cho sức khỏe, dùng vào buổi tối có thể gây hại.
Những lưu ý khi uống nước sả gừng chanh
• Những người bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày, loét tá tràng, cơ địa nóng thì tuyệt đối không nên uống nước chanh sả gừng để giảm cân. Vì Gừng có tính nóng và chanh có thể làm xấu đi tình trạng dạ dày của bạn.
• Không uống thay nước lọc
• Dừng uống khi gặp phải hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.
• Nên uống vào buổi sáng.
• Những người bị bệnh Gan tuyệt đối tránh xa vì gừng sẽ kích thích sự bài tiết của các tế bào gan.
• Nếu cảm nắng thì tuyệt đối tránh. Người bị sốt do cảm nóng thì đặc biệt không được uống nước gừng.
• Gừng có tính nhiệt. Những người có huyết áp thấp, khi bị tụt huyết áp thì uống nước gừng là tốt. Nhưng đối với người có huyết áp cao thì không thể uống nước gừng trong bất cứ lý do gì, đặc biệt là uống nước gừng vào đúng thời điểm đang lên cơn huyết áp cao.
• Người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt, phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai. Người bị sỏi mật cũng không nên dùng nước gừng.
Cách nấu nước uống sả gừng chanh ngon, tốt cho sức khỏe
Nguyên liệu nước uống sả gừng sả mật ong – 4 ly – khoảng 4 người uống
– Chanh 3 quả
– Sả 5 cây
– Gừng 1 củ
– Mật ong 800 ml
– Nước lọc 2 lít
Sơ chế nguyên liệu
– Chanh rửa sạch cắt lát mỏng để nguyên vỏ
– Sả rửa sạch, cắt 2 khúc cỡ 2,5cm, đập giập vừa phải cho tiết ra tinh dầu
– Gừng rửa sạch, cắt lát mỏng, để nguyên vỏ nhưng nhớ rửa sạch đất
Thực hiện:
Cho chanh, sả, gừng vào ly với 1 muỗng canh mật ong. Sau đó cho 300ml nước sôi hoặc nước nóng khoảng 80 -100 độ C trong bình thủy chế vào ly, khuấy đều, đậy kín khoảng 5 phút. Chờ nước nguội dần thì uống 1 ly vào buổi sáng. Như vậy, giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe, kháng khuẩn hiệu quả.

Ghi chú:
– Đối với người bị tiểu đường, cần dùng đúng loại mật ong nguyên chất để không gây hại cho cơ thể.
– Đối với người đau dạ dày nên giảm bớt lượng chanh và tăng lượng mật ong để không gây hại dạ dày.
– Nên uống khi ấm vì sẽ làm tăng tác dụng dụng của các thành phần và mang đến hiệu quả cao hơn cho cơ thể.
Nguồn tham khảo: 1